CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

xuất gia gieo duyên

Xúc động giây phút cạo tóc cho gần 100 hành giả trong lễ khai mạc khóa tu "Xuất gia gieo duyên" lần 7 tại chùa Giác Ngộ
Nhằm tích lũy chủng tử xuất trần cho người tu học Phật, tối ngày 13-9-2020 (26-7 Canh Tý), lễ thế phát, truyền giới khai mạc khóa tu Xuất gia gieo duyên lần 07 được diễn ra. Chứng minh lễ thế phát, truyền giới có sự chứng minh của TT. Thích Nhật Từ, trụ trì Chùa Giác Ngộ; TT. Thích Nhật Thiện, phó trụ trì Chùa Giác Ngộ; TT. Thích Nhật Bình, phó trụ trì Chùa Giác Ngộ, cùng thất chứng...
Vấn đáp: Những điều Phật tử cần làm - Giá trị xuất gia - TT. Thích Nhật Từ

Các câu hỏi:
1/ Những điều Phật tử cần làm
2/ Ngộ nhận về ý nghĩ tu tại tâm
3/ Quả vị Phật trong kinh Đại thừa
4/ Thực tập Bát chánh đạo
5/ Khái quát về Tâm-Ý-Thức
6/ Kinh Liễu Nghĩa và Bất Liễu Nghĩa
7/ Giá trị của xuất gia
8/ Hiến xác cho y học
9/ Giáo dục Phật giáo Việt Nam
10/ Hoài bảo xuất gia
11/ Hiện tượng lạc thiền
12/ Trường phái ăn chay
13/ Trách nhiệm và cam kết trước khi xuất gia
14/ Thực phẩm chay
Được Thầy Nhật Từ giảng trong khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên lần 2 tại chùa Giác Ngộ, ngày 04-05-2017

Vấn đáp: Phẩm Phổ Môn - Thọ bát quan trai giới - TT. Thích Nhật Từ

Các câu hỏi:
1/ Phẩm Phổ Môn Quan Thế Âm
2/ Vận động thân trong chánh niệm
3/ Phương pháp chuyển hóa tính dục
4/ Kinh điển đại thừa
5/ Lý tưởng xuất gia chân chính
6/ Thọ bát quan trai giới
Được Thầy Nhật Từ giảng trong khóa tu Ngày An Lạc lần 18 và Xuất Gia Gieo Duyên lần 2 tại chùa Giác Ngộ, ngày 30-04-2017

Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên 2: Tu tâm dưỡng tánh - SC. Liễu Pháp

Các giới tử đã may mắn được cung đón Ni sư.Thích Nữ Liễu Pháp, Tiến sĩ Phật học, Giảng sư Học viện PGVN tại TP.HCM, Trụ trì Ni viện Viên Không.

Ni sư đã trao truyền cho các giới tử chủ đề bài pháp thoại: "Tu tâm dưỡng tánh"

Bài pháp thoại được chia làm hai phần: Phần1: Tu tâm; Phần 2: Dưỡng tánh.

Phần 1: Tu tâm

Sau phần định nghĩa tâm là gì? Thế nào là tu tâm? Ni sư đã tóm lược và giải thích các dạng tâm:Tâm được phân làm bốn hạng: Dục giới; Sắc giới; Vô sắc giới; Siêu thế và theo bản chất của tâm cũng có bốn loại khác nhau:Tâm bất thiện; Tâm thiện; Tâm vô kiết; Tâm hành.

 Đặc biệt Ni sư đã đi sâu phân tích 8 loại tâm tham:Tâm tham thọ hỷ tương ưng tà vô trợ; Tâm tham thọ hỷ tương ưng tà hũu trợ; Tâm tham thọ hỷ bất tương ưng tà vô trợ; Tâm tham thọ hỷ bất tương ưng tà hữu trợ; Tâm tham thọ xả tương ưng tà vô trợ; Tâm tham thọ xả tương ưng tà hữu trợ; Tâm tham thọ xả bất tương ưng tà vô trợ; Tâm tham thọ xả bất tương ưng tà hữu trợ.

Và 2 loại tâm si: Tâm si thọ xả tương ưng hoài nghi; Tâm si thọ xả tương ưng điệu cữ.

Sau đó, Ni sư đề cập đến tầm quan trọng của tu tâm qua bài kệ trong kinh pháp cú: ‘’Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo; Nếu với ý ô nhiễm, Nói lên hay hành động, Khổ não bước theo sau, Như xe, chân vật kéo.’’

Phần 2: Dưỡng tánh

Dưỡng là nuôi dưỡng, tánh là căn tánh. Các căn tánh được nằm trong Định. Định là một trong ba phần Giới-Định-Tuệ đây là ba phần quan trọng nhất của Phật giáo. Phần Định có 40 đề mục để hành thiền. Thiền định là sự tập trung tâm ý vào một đối tượng. Mỗi người phải biết căn tánh của mình là gì để chọn đề mục thích hợp với căn tánh đó. Đức Phật chia ra có 6 loại căn tánh: 3 căn tánh thiện (tuệ, tín, tầm) và 3 căn tánh bất thiện (tham, sân, si). Người thực tập phải biết căn tánh của mình thuộc loại nào để chọn phương pháp đối trị thực tập. Ví dụ: Người có căn tánh tham thì chọn Quán bất tịnh (quán 32 thể trược) để thực tập…

Với lượng kiến thức và trải nghiệm tu tập sau rất nhiều năm tại Ấn Độ cùng với thời gian và kinh nghiệm giảng dạy tại Học viện. Ni sư là một giảng sư, một pháp sư nổi tiếng có cách giảng bài theo phong cách giảng dạy hiện đại (vừa giảng, hỏi, đáp ngay trong thời thuyết giảng). Ni sư đã mang đến cho khóa tu đề tài trên để các giới tử biết rõ căn tính của mình là cái gì. Ai nặng về căn tính nào thì chọn phương pháp tu tập thích hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất. Tu tâm tức là mỗi giấy phút chúng ta phải quan sát thân tâm của mình để thấy rõ. Chỉ cần mỗi giây phút sống trong chánh niệm và tỉnh thức thì giây phút đó chúng ta có được sự an lạc, có được sự giải thoát.

Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên 2: Đạo hạnh của người xuất gia - TT. Thích Minh Thành

Ngày tu tập thứ 5, các giới tử có được duyên lành đón ĐĐ.Thích Minh Thành, Giảng sư trường Cao-Trung Phật học TP.HCM, Trụ trì chùa Linh Quy Pháp Ấn. Đại đức là một giảng sư có nhiều trăn trở tâm huyết với người xuất gia đặc biệt người xuất gia trẻ và là tác giả của rất nhiều tác phẩm trong đó có hai cuốn viết về người xuất gia trong đó có cuốn Xuất gia toàn tập.

Bài pháp thoại Đại đức mang tới cho các giới tử với chủ đề: "Đạo hạnh của người xuất gia".

Bài pháp thoại được chìa làm 3 phần:

i) Dung mạo người xuất gia;

ii)Phẩm chất người xuất gia;

iii) Phát khởi tâm Bồ đề.

Người xuất gia cần phải dứt bỏ sự yêu thích và tham muốn. Dung mạo người xuất gia là nơi nâng đỡ quả vị A-La-Hán, làm cho người xuất gia thành tựu mọi ước nguyện, không thể ước lượng được sức dung chứa to lớn như biển cả. Người xuất gia ít muốn, biết đủ, trong sạch, trú xứ nơi thanh tịnh vắng vẻ.

Có 6 hạng người xuất gia: Người xuất gia không hiểu biết, Người xuất gia giận hờn, buồn phiền, Người xuất gia chơi đùa, Người xuất gia nghèo đói, Người xuất gia thu góp tài sản, Người xuất gia muốn thoát khổ.

 Người xuất gia luôn quán sát được thân và tâm, quán sát sự sanh diệt của thân và tâm. Người xuất gia lúc nào cũng phải tâm niệm‘’Không có gì là tôi, không có gì là của tôi’’ đó là phá trừ mê chấp.

 Động lực của người xuất gia: Động tâm do thấy, động tâm do nghe và quan trọng nhất là phải có tâm vượt thoát. Những người già đi xuất gia thường gặp nhiều chướng ngại bởi cái tôi bị nhiễm đắm và nhiều phiền não, khó thành bậc đa văn, dễ bị dính mắc. Tuổi trẻ có trí lực xung mãn nhưng lại dễ dính mắc ái.  

Người xuất gia cần có 8 đặc tính của pháp trong Kinh Tăng chi bộ: Lìa tham, rời trói buộc, không chất chứa, ít muốn, biết đủ, xa lìa, tinh cần, dễ nuôi.

Người xuất gia phải phát khởi tâm Bồ đề, quán chiếu nhân quả. Biết ơn cha mẹ, ơn tổ quốc, ơn thầy cô giáo, ơn đồng loại. Giúp cho chúng sanh thoát khổ. Luôn san sẻ những gì mình có. Biết nhẫn nhịn.

 ‘’Bạn phát Bồ đề tâm chưa’’ ? Các giới tử mỗi khi gặp nhau nên thay đổi cách chào nhau như vậy. Đây cũng là lời chúc của Đại đức đến với các giới tử trước khi kết thúc bài pháp thoại sáng nay.

Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên 2: Cầu và vô cầu - Ni sư Phụng Liên

Các giới tử trong khóa tu may mắn có cơ duyên được cung đón Ni sư Phụng Liên, tiến sĩ Phật học tại Ấn Độ, Giảng viên Học viện PGVN tại TP.HCM, Giảng Sư của Ni giới Hệ phái Khất sĩ, trú xứ tại Tổ đình Ngọc Phương.

Ni sư đã có bài pháp thoại cho khóa tu‘’Xuất gia gieo duyên’’ lần thứ 2 với chủ đề: "Cầu và vô cầu’"

Theo Ni sư, có cần mới có cầu, nhưng trong kinh đức Phật có nói: Có những trường hợp không cần. Cho nên không cầu. Chúng ta cần mổ sẻ xem cần gì thì mới cầu. Đến một mức độ nào đó sự cầu nguyện trở thành một vấn đề tâm linh ai cũng cầu, già, trẻ, giầu, nghèo đều cầu. Có 5 cách cầu nguyện: Cầu siêu, cầu an, cầu xám hối, cầu đạo (gặp được thầy hiền bạn tốt, vượt qua thử thách của thầy Bổn sư, thử thách từ huynh đệ, thử thách vượt qua chính mình), cầu giải thoát.

Có ba hạng người cầu nguyện: Hạng người thứ nhất không chấp nhận sự cầu nguyện, không có tội, phước. Tội, phước không thể cho, sự sống không thể thay đổi được; Hạng người thứ hai chấp nhận có cầu nguyện nhưng ở hai dạng: Cần thì cầu và tham mà cầu; Hạng người thứ 3 là vô cầu (ngã mạn, xem thường đời).

Đối với người thế tục nhờ có trí tuệ và công đức mà phước của họ nhờ làm các việc công đức mà họ được sống bình yên, hạnh phúc, thành công và giầu có. Đối với người xuất gia gieo duyên hay chọn đời càng cần trí tuệ và công đức hơn. Bởi nhờ có trí tuệ người xuất gia mới buông, mới tu được và nhờ có công đức mới làm nền tảng đi lên không bị gập ghềnh, không gặp khó khăn. Trí tuệ có được là nhờ có văn tuệ. Văn tư tu sẽ làm nên trí tuệ. Nếu trí tuệ là tài sản thì công đức cướp không thể đoạt được, có cho đi cũng không ai lấy được.

Cuối bài giảng Ni sư đã hướng dẫn cho các cách tạo dựng công đức: ‘’Ai muốn được nhiều phước báu, tập bố thí cúng dường. Ai muốn công đức nhiều hơn, nên dựng xây tu viện. Ai muốn công đức miên viễn, phải trí giới quy y. Ai muốn công đức huyền vi, tu từ bi chánh niệm. Ai muốn công đức tuyệt đỉnh thì đắc trí tuệ giải thoát, niết bàn… ’’

Với kinh nghiệm là một giảng sư và kinh nghiệm tu tập đồ sộ Ni sư đã đi sâu phân tích ba hạng người trên bằng triết lý của đạo Phật. Bài giảng pháp đã cho chúng ta những giá trị rất sâu sắc không chỉ cho những ai có tâm nguyện xuất gia dù là gieo duyên hay chọn đời mà còn cho cả Phật tử tại gia.

Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên 2: Xuất gia là thực tập chủng tử thiện lành - SC. Thích Nữ Hương Nhũ

Ngày tu tập thứ 4, các giới tử được cung đón Sư cô Thích Nữ Hương Nhũ – Ủy viên Ban hoằng pháp TW, Ủy viên Ban Trị sự Tỉnh Hội Phật giáo Đồng Nai- Giảng sư Ban Hoằng Pháp TW GHPGVN – Giảng viên Học viện PGVN tại TP.HCM. Sư cô  hiện là một giảng sư nổi tiếng.

Chủ đề bài pháp thoại : ‘’Xuất gia là huân tập chủng tử thiện lành’’.

 

Các giới tử vô cùng xúc động khi được nghe Sư cô kể lại tâm nguyện xuất gia của chính Sư cô trước khi vào bài pháp thoại.

Bài pháp thoại được chia làm ba nội dung chính: i) Người xuất gia khác với người thế tục những gì: Trên thế gian người không luyến ái là người hạnh phúc. Người xuất gia khác người thế tục điều đó. Người thế tục luyến ái là hạnh phúc. Nếu xây dựng gia đình thì chỉ phục vụ cho gia đình bé nhỏ. Còn xuất gia để được phục sự Phật pháp và chúng sanh. Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó bởi vì còn một chữ ‘’Duyên’’. Mặc dù chỉ là gieo duyên nhưng các giới tử cũng đã có nhiều phước báu. ii) Phát tâm Bồ đề: Dù là gieo duyên nhưng cũng phải phát nguyện tâm Bồ đề, làm gì cũng phải nghĩ đến ngoài lợi ích cho mình còn cho người, lợi ích cho số đông. Người xuất gia phải nắm vững và luôn phát tâm Bồ đề rộng lớn.Tâm Bồ đề là nhân giác ngộ là hạt giống Phật. Tâm Bồ đề là hy sinh cho chúng sanh. iii) Huân tập các chủng tử thiện lành tăng trưởng, chủng tử ác chưa có đừng huân tập, nếu có thì phải hóa giải. Vì vậy, xuất gia hay tại gia phải nắm lấy hai chữ huân tập để biến cát thành vàng, không huân tập thói hư tật xấu để đưa đến nhân quả khổ đau. Con đường xuất gia là con đường huân tập dễ nhất vì người xuất gia với sự tăng trưởng trí tuệ  không huân tập các chủng tử xấu ác. Chốn thiền lâm (đại tùng lâm) là nơi huân tập các chủng tử lành dễ nhất, nương thanh qui, nương Tam bảo, nương Tăng đoàn để huân tập chủng tử lành.

Sư cô nhắc nhở các giới tử không được nói tùy duyên và tự tại. Nên người tại gia phải luôn luôn thực tập chánh niệm để sống tỉnh thức, đừng tùy tiện nói hai chữ tùy duyên và tự tại. Người tập sự không được nói tu tại tâm, người tu thực sự là phải tu cả tâm và thân.

Sư cô cũng nhắn nhủ: Người xuất gia trong mọi hoàn cảnh phải có sức chịu đựng, đó là trí tuệ. Chứ không phải trí tuệ là tài năng, là tài giỏi, nói hay, chữ đẹp…Người có trí tuệ mới nhẫn nhục được, mới yêu thương được. Được xuất gia với vị thầy càng nghiêm càng hạnh phúc và biết mình có phước báu được xuất gia với vị thầy giữ vững cơ nghiệp của Phật giáo.

Bài pháp thoại với những câu chuyện thực, nhân vật thực, việc thực minh họa cho các nội dung chính và bằng thông tuệ Phật pháp cùng với  kinh nghiệm  nhiều năm thuyết pháp. Bài pháp thoại không chỉ có giá trị cho người xuất gia gieo duyên mà chính là bài học giá trị cho những người xuất gia chọn đời.

‘’Nếu chẳng một phen sương thấm lạnh

Hoa mai đâu dễ tỏa mùi hương’’

Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên 2: Vô Ngã - ĐĐ. Thích Ngộ Phương

Buổi chiều cùng ngày, các giới tử được ĐĐ. Thích Ngộ Phương, thầy đã tốt nghiệp Cử nhân Phật học tại Thái Lan. Đây là lần thứ hai thầy có nhân duyên với khóa tu gieo duyên. Chủ đề Đại đức mang đến với khóa tu là "Vô ngã"

Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên 2: Trích giảng kinh tạng Pali - Sư Bửu Chánh

Các giới tử được cung đón TT. Thích Bửu Chánh, UV.HĐTS, Phó ban Hoằng Pháp TW GHPGVN, Phó viện trưởng, kiêm trưởng khoa Pali Học viện PGVN tại TP.HCM, Phó trưởng BTS Phật giáo tỉnh Đồng Nai, Viện chủ Thiền viện Phước Sơn. 

Trước khi vào nội dung chính của bài pháp thoại, Thượng tọa đã hướng dẫn cho các giới tử 15 phút thiền tọa. Sau đó các giới tử cùng ôn lại 10 giới Sa-di và Sa-di- ni.

Chủ đề bài pháp thoại với chủ đề: "Trích dẫn kinh tạng Pali"

Kinh tạng Pali là những bộ kinh chứa đựng những gì Đức Phật đã dạy suốt 45 năm thuyết giảng, gồm những giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Vô ngã…Pháp của đức Phật bao quát một lãnh vực rộng lớn về nhiều chủ đề. Đây là cơ sở giáo lý mà người đệ tử Phật lấy làm nền tảng cho mọi nghiên cứu, thực tập và nhất là hiểu một cách đúng đắn tư tưởng đạo Phật phát triển, lấy chánh pháp làm hải đảo tự thân.

Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên 2: Lý tưởng người xuất gia - ĐĐ. Thích Quảng Tịnh

Đến với khóa tu ‘’Xuất gia gieo duyên’’ lần thứ 2, ĐĐ. Thích Quảng Tịnh hiện đang là nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ Văn hóa học tại trường đại học KHXH&NV, với chủ đề bài pháp thoại: "Lý tưởng người xuất gia".

Các giới tử rất cảm động khi thầy lấy câu chuyện: ‘’Nó đi tu’’ .Đây là câu chuyện được kể lại của một vị thầy đã thành công trên con đường xuất gia làm nội dung minh họa cho nội dung bài pháp thoại. Xuất gia có 3 nghĩa: Xuất thế tục gia, xuất phiền não gia, xuất tam giới gia.

Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên 2: Thập Ba la mật (Thập độ) - TT. Thích Dồng Trí

Bài học đầu tiên cho ngày tu tập thứ hai được TT. Thích Đồng Trí, giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM với đề tài: “Thập độ - Thập Ba la mật”. Với ngôn từ giản dị, cung cách chân thành, Thượng tọa hỏi thăm sức khỏe chư hành giả, động viên quý vị ấy cô gắng vượt qua những ngày đầu tập sự làm người xuất gia chơn chánh. Với kiến thức thâm sâu của một nhà nghiên cứu Phật học, đề tài “Thập độ” được thầy chia sẻ súc tích, bao hàm nhiều giai tầng ngữ nghĩa khác nhau.

Thập Ba la mật là tên gọi bao gồm cả “Lục độ Ba la mật” và “Tứ vô lượng tâm”. Đây là tâm hạnh của chư vị Bồ tát và các vị xuất gia. Nếu một người xuất gia không có những tâm lượng này, thì con đường đến bờ giác ngộ thật xa xôi diệu vợi. Ba la mật có nghĩa là đến bờ kia. Tức chúng ta đang ở bờ bên này của thế gian, chúng ta đang ngập chìm trong đau khổ và muốn thoát ra ngoài. Bờ bên kia là bờ của hạnh phúc an vui. Qua được bờ bên kia (đáo bỉ ngạn) chính là đã vượt thoát bể khổ sanh tử trầm luân. 10 pháp môn này đưa chúng ta đến bến bờ an lạc, giải thoát. Thập Ba la mật bao gồm: Thí, giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nhục, chân thật, quyết định, tâm từ và xã Ba la mật