CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Thiền lần thứ 9

Khi nhìn vào tâm của mình, thấy được tâm sẽ thấy được Phật. Khi hiểu được tâm của mình, biết chuyển nghiệp thì tội sẽ thay đổi. Thực tập thiền đặt trên nền tảng theo dõi và làm chủ tâm với bốn căn bản hỗ trợ cho thực tập về thiền.

Theo tinh thần chỉ đạo của TT. Nhật Từ để thay đổi giai điệu của nghi thức tụng niệm trầm buồn, trong phần dẫn nhập nghi thức, việc lễ nhạc hoá với nhạc điệu tươi sáng hơn, hấp dẫn và thu hút được giới trẻ, là Như cầu cần thiết. Trên tình thần, Ban nhạc Diệu Âm cùng Tăng đoàn và các thiền sinh trong khóa tu đã thử nghiệm phần dẫn nhập tụng niệm bằng nhạc điệu đã mang lại một không khí rất đặc biệt, so với các khoá tụng trước đây.

Phần pháp thoại thiền


Các thiền sinh có được duyên lành cung đón pháp sư HT. Thích Liên Phương, 89 tuổi, từng là trụ trì chùa Tỉnh Hội Đồng Nai và hoằng pháp ở rất nhiều nơi. Khao khát con đường giải thoát nên Hòa thượng đã chuyên tu thiền 32 năm trên núi Dinh nay là núi Dinh Phật Đỉnh.

Hòa thượng đã trao truyền pháp thoại thiền với chủ đề: ‘’Nhìn, thấy, nghe pháp qua tánh không’’. Theo Hoà thượng, quán chiếu tâm của mình, thấy được tâm sẽ thấy được Phật. Thấy được như thật, khi thấy được thật thì sẽ không sợ chết. Trong cái thấy của bậc giác ngộ, mọi thứ như như. Bởi pháp thực sự là không có pháp, pháp và bản pháp vốn không. Nghe mà như không nghe, không thấy mà mọi thứ liễu thông, vô ngại.

Chương trình Pháp thoại buổi chiều

TT. Thích Nhật Từ đã có bài pháp thoại với chủ đề: "Bốn thực tập căn bản về thiền".


Nhờ những thực tập căn bản này người tu thiền sẽ nhổ được nỗi khổ niềm đau và mở ra an vui hạnh phúc. Bốn thực tập đó bao gồm:

Điều1: Các kỹ năng đạt được sự chú ý: với 4 đặc điểm: (i) Làm chủ được tính trình tự; (ii) Không được quá nhanh; (iii) Không quá chậm chạp; (iv) Không nên phân tâm vào nhiều đối vật (đối tượng thiền);

Điều 2- Quán vô thường;

Điều 3- Quán bất tịnh;

Điều 4- Thực tập từ bi. 

Các hành giả hoan hỷ với hướng cụ thể và thiết thực này.

Bình luận