CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Đạo Phật

Cách đến đạo Phật của giới trẻ

 

Pháp thoại: Cách đến đạo Phật của giới trẻ do TT. Thích Nhật Từ gần 800 sinh viên, học sinh tại chùa Giác Ngộ, trong khóa tu Tuổi Trẻ Hướng Phật.

Mang trí tuệ của đạo Phật quán chiếu thế gian
Khóa tu Ngày An Lạc hân hoan chào đón hơn 500 quý hành giả tham dự tại chùa Giác Ngộ vào ngày 3.7.2022. Đây là khóa tu định kỳ của chùa nhằm mục đích giúp quý Phật tử có một ngày an lạc trong chánh pháp, thúc liễm thân tâm và trau dồi Giới-Định-Tuệ qua thời khóa tu tập như thuyết pháp, tụng kinh và ngồi thiền,... Sau thời khóa tụng kinh và thiền tọa, trong không khí trang nghiêm...
TT. Thích Nhật Từ chia sẻ kinh nghiệm giúp gia tăng dân số Phật tử Việt Nam
Thể theo lời mời của Ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi, Tp. HCM, TT. Thích Nhật Từ, Ủy viên HĐTS, Phó trưởng BTS GHPGVN Thành phố, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện PGVN tại Tp. HCM đã có buổi chia sẻ với hơn 150 chư Tôn đức Tăng Ni qua đề tài "Trụ trì với công tác đối nội, đối ngoại" trong Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trụ trì do Ban Trị sự của huyện tổ chức, vào...
Ca sĩ Nhật Kim Anh khuyến khích hơn 800 bạn trẻ hãy siêng năng làm điều thiện để cuộc sống tốt đẹp hơn
Bên cạnh việc tụng kinh, ngồi thiền, nghe pháp thoại, lạy sám hối,... thì talkshow "Vì sao tôi theo đạo Phật" là một tiết mục vô cùng hot, chiếm được nhiều sự quan tâm, theo dõi trong Khóa tu Tuổi Trẻ Hướng Phật. Và vào chiều ngày 05/06/2022, trong khuôn khổ của Khóa tu, ca sĩ, diễn viên, doanh nhân Nhật Kim Anh, pháp danh Như Ân đã có buổi chia sẻ với hơn 800 bạn trẻ tại Chùa Giác...
Khóa tu Ngày An Lạc 25: Chỗ đứng của đạo Phật trong triết học ở Hoa Kỳ hiện nay - GS. TS Nguyễn Hữu Liêm

Khóa tu ‘Ngày an lạc’ lần thứ 25 có thêm một sự kiện rất đặc biệt đó là các hành giả được nghe bài thuyết trình của GS. TS Nguyễn Hữu Liêm, Giáo sư đã có  25 năm làm nghề luật sư và 16 năm là giáo sư dạy triết học tại ĐH San Jose City College, California với đề tài "Chỗ đứng của đạo Phật trong triết học ở Hoa Kỳ hiện nay".

Trong bài thuyết trình Giáo sư đi sâu về chuyên đề ‘’Chuyển luân thứ tư’’. Đức Phật là người chuyển luân thứ nhất, khai sáng ra đạo Phật. Chuyển luân thứ nhì là ngài Long Thọ. Chuyển luân thứ ba là của ngài Long Trước (Thế Thân). Giai đoạn chuyển luân thứ tư (Tantrisun), chuyển hóa năng lực về nhận thức để chuyển hóa đi vào con đường giác ngộ.

 Chuyển luân thứ tư nó nhận thức một hiện tượng đó là: sự Tây phương hóa của toàn thể năng lực toàn cầu mà nhân loại đi theo mô hình của Tây phương. Mô hình Tây phương nó đại diện cho Modernity (hiện đại tính) phát xuất từ thế kỷ XV-XVI.

 Giáo sư đã chuyển tải ngôn ngữ của đức Phật : ‘’Nếu có một mãnh lực nào mạnh như đồng tiền hiện nay thì con người không khi nào  giải thoát  được hết. Nhưng nếu không có mãnh lực của đồng tiền hay vật chất như hiện nay thì người nào có tâm niệm đi tu  đều có thể đạt được kết quả.’’

Văn minh Thiên chúa giáo biểu tượng của họ là trong trái tim bừng sáng có chúa Giesu. Trong khi Phật giáo là mở mang trí tuệ. Văn minh của người Thiên chúa giáo là xúc động nên họ rất khó bỏ đạo qua hôn nhân. Còn người Phật tử nặng về trí tuệ ít về cảm xúc.

Tại sao Phật giáo của chúng ta hiện nay đang rút lui nhường chỗ cho Tin lành. Khuyết điểm nào của Phật giáo tạo ra như vậy. Giáo sư cũng nói thẳng quan điểm của mình: "Tôi đến đây không phải để nói Phật giáo là number one (tất nhiên là number one với chúng ta) nhưng khách quan có thực Phật giáo number one hay không ?’’.Giáo sư cũng đặt ra rất nhiều câu hỏi : Tại sao thanh niên bây giờ đi theo Tin lành nhiều như thế? Tại sao cả một văn minh Đại Hàn lớn lao của Phật giáo như vậy, bây giờ đi theo Tin Lành?

Phật giáo bây giờ chỉ có hai giới đi theo mà thôi đó là giới bình dân và giới trí thức (rất là trí thức). Vì Phật giáo không bằng con đường ép buộc, không bằng con đường mê tín mà bằng con đường tự giác, ai muốn theo thì theo. Theo Giáo sư đây chính là một sai lầm của đạo Phật.

Phật giáo có Thiền định, chỉ có thiền định mới đưa con người đi ra khỏi khá thể của tâm thức để đi vào một cõi khác để vượt qua hiện tượng của thế giới không gian và thời gian. Nếu không có Giới, Định, Tuệ mà chỉ có đức tin không mà thôi thì không thể vượt qua được giới hạn văn minhTây phương bây giờ.

Điểm yếu của Phật giáo là: Hình ảnh Phật giáo trong kiến trúc nặng nề (các ngôi chùa Phật giáo) hình dáng nhàm chán. Nối nói chuyện, nặng về nghi thức, hình thức Phật giáo cũng vậy. Đọc kinh thì lê thê với giọng điệu Bolero. Mới nghe thì thích, nhưng lâu rồi chán, giới trí thức tới bỏ đi hết.

Phật giáo có những chức năng giữ được những điểm sáng, những năng lực thiện của xã hội mà nếu không có những năng lực này như các trung tâm tu học giống như ở đây thì đất nước còn chìm đắm trong những sử thế tiêu cực.

Phật giáo muốn đi vào "Chuyển luân thứ tư" là sự kết hợp phải nhìn rõ vấn đề khi nào Phật giáo phải cập nhật được vấn đề về tâm linh học, Phật giáo phải cập nhật được những vấn đề kỹ thuật, về văn hóa để Phật giáo đi vào con đường chánh pháp mới thích hợp với xã hội hiện nay. Nếu cứ nghĩ rằng tu hành chỉ cần ngồi thiền định để giải quyết vấn đề xã hội hay mong mỏi xã hội nó như thế nào thì chúng ta nằm mơ giống như Thiên chúa giáo nói rằng: ‘’Chỉ cần tin vào chúa Giesu thì mọi việc sẽ tốt đẹp’’.