CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

ĐĐ. Thích Giác Hoàng

“THÂN HÀNH NIỆM” - Khóa Tu Thiền lần thứ 51 (22/09/2019)
Khóa tu thiền Tứ Niệm Xứ lần 53 tại chùa Giác Ngộ, hơn 500 phật tử lắng lòng nghe pháp thoại “Thân Hành Niệm” do ĐĐ. Thích giác hoàng thuyết giảng sáng 22/09/2019. Trong buổi pháp thoại, đại đức giảng sư đã chia sẻ về niệm thân trên thân - một chi phần trong tứ niệm xứ qua bài kinh “Thân Hành Niệm” - 119 thuộc Trung Bộ. “thân hành niệm” là một bài kinh nói sâu về lộ trình,...
Khóa tu Ngày An Lạc 29: Tránh xa cánh cửa bại vong - ĐĐ. Thích Giác Hoàng

Buổi chiều cùng ngày, ĐĐ. Thích Giác Hoàng, giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM đã đến với khóa tu bằng pháp thoại “Tránh xa các cánh cửa bại vong”. Đây là bài kinh rất sâu sắc mà cách đây hơn 2600 về trước, đức Phật đã truyền dạy cho đệ tử của Ngài, nhằm mang lợi lạc cho mình và tha nhân. Nội dung của 12 cánh cửa bại vong được Đại đức giảng sư truyền tải đến đại chúng như sau:

1. Ghét Chánh pháp là bại vong

2. Thích gần kẻ xấu ác, không quý trọng người hiền, thích điều bất thiện.

3. Thích ngủ, ham chổ đông vui, biếng nhác và nóng giận

4. Bất hiếu với mẹ cha

5. Gian dối không thật, gạt gẫm kẻ tu hành

6. Giàu có mà keo kiết, không biết giúp đỡ người

7. Ỷ vào quyền lực, tài sản, ngạo mạn khinh miệt người.

8. Kẻ tham sắc, khát ái, mê ma túy, rượu chè, cờ bạc…

9. Ăn chơi trác táng, ngoại tình không chung thủy

10. Người tuổi tác đã cao, cưới người tuổi con cháu, ghen tuông, không chung thủy

11. Nghiện ngập, hoang phí, ỷ quyền thế hiếp đáp dân lành

12. Tham quyền thế, sống bất lương, thích cai trị

Đó là 12 cánh cửa bại vong mà ĐĐ. Thích Giác Hoàng đã dạy quý Phật tử phải từ bỏ, để chính mình được hạnh phúc, để xã hội được yên bình, thạnh trị.

Phương Trời Thong Dong 7: ĐĐ. Thích Giác Hoàng

Trong chương trình ‘’Phương trời thong dong’’ kỳ thứ 8 các hành giả trong khóa tu có được cơ duyên được gặp Thầy đó là ĐĐ.TS. Thích Giác Hoàng, ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó tổng thư ký Hoc viện PGVN tại TP. HCM, Trưởng khoa đào tạo từ xa chương trình Cử nhân Phật học của Học viện.

Dù là người đang mệt mỏi, đang khó chịu, đang nổi sân hay đang buồn rầu mà khi được nhìn thấy nụ cười đôn hậu của Thầy thì mọi nỗi buồn phiền, mệt mỏi cũng dần tan biến. Trong chương trình ‘’Phương trời thong dong’’ kỳ thứ 8 các hành giả trong khóa tu có được cơ duyên được gặp Thầy đó là ĐĐ.TS. Thích Giác Hoàng, ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó tổng thư ký Hoc viện PGVN tại TP. HCM, Trưởng khoa đào tạo từ xa chương trình Cử nhân Phật học của Học viện. Một trong những vị hướng dẫn thiền Minh Sát Tuệ trong vòng một thập niên qua tại nhiều khóa tu ở trong nước.

Qua sự dẫn dắt câu chuyện của MC. xinh đẹp, duyên dáng Lâm Ánh Ngọc, các hành giả trong khóa tu đã được nghe Đại đức chia sẻ từ việc Đại đức mồ côi mẹ từ nhỏ, Thầy đã theo cha đi xuất gia theo Hệ phái Khất sĩ từ năm 9 tuổi. Thầy cũng trải qua một thời gian rất là khó khăn trong quá trình theo học các chương trình phổ thông và tu học Phật,  thời gian du học tại Ấn Độ và giờ đây Thầy cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu trong việc tu học như đạt được học vị Tiến sĩ. Thầy là một vị tu sĩ trẻ nhưng đã có rất nhiều những đóng góp cho nền giáo dục Phật giáo, cho Tăng Ni sinh và cư sĩ tại gia. Đặc biệt cho Hệ phái Khất sĩ, Thầy đã tham gia và đóng góp rất lớn cho các sự kiện trọng đại của hệ phái. Những bài giảng và hoằng pháp của Thầy là hành trang cho rất nhiều Tăng Ni, Phật tử mang theo. 

Trăn trở của Đại đức là mong muốn nền giáo dục Phật học Việt Nam được cải thiện hơn, bài bản hơn để Tăng tài của Phật giáo Việt Nam càng ngày càng đông hơn,  đóng góp cho sự bền vững và phát triển Phật giáo nói riêng  và cho dân tộc Việt Nam nói chung. Đồng thời Đại đức cũng mong muốn có những đạo tràng dạy và thực hành thiền tập cho  các thiền sinh theo các khóa thiền 7- 10 ngày trở lên.

Các hành giả cũng rất xúc động khi được Đại đức chia sẻ những kỷ niệm cùng với TT. Thích Nhật từ khi còn du học bên Ấn Độ, cũng trải qua những khó khăn trong quá trình học và đặc biệt  khi thành lập trang Web Đạo Phật Ngày Nay từ thời internet còn là một điều rất mới mẻ và giá cả vô cùng đắt đỏ ngay tại đất nước Ấn Độ.