CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Thiền Tứ Niệm Xứ

khoá tu Thiền Tứ Niệm Xứ ngày 23-10-2019
Chủ nhật, ngày 23-10-2019 (Rằm tháng 9 năm Kỷ Hợi), khoá tu Thiền Tứ Niệm Xứ được diễn ra tại chùa Giác Ngộ, với sự tham gia tu tập của hơn 700 hành giả. Trong thời khoá tu học, đại chúng tụng “Kinh Phật về Thiền và Chuyển hoá”, Ni sư Phụng Liên giảng đề tài “Vì sao nên thiền”. Ảnh: Phạm Đức #ThienVispassana #ChuaGiacNgo
Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Thiền lần thứ 18 - 06-05-2018
Khóa tu Thiền Tứ Niệm Xứ Kỳ 18 đã được diễn ra tại chùa Giác Ngộ vào hôm nay, ngày 06-05-2018 (21-03 Mậu Tuất) Sau thời tọa thiền do ĐĐ. Thích Ngộ Phương hướng dẫn là thời khóa thuyết giảng. Các thiền sinh được đã được TT. Thích Giác Giới, Ủy viên Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Vĩnh Long, Giảng viên HV PGVN tại TP. HCM, Trụ trì chùa Viên Giác, tỉnh Vĩnh Long, Thượng tọa mang đến cho các...
Khóa tu Thiền lần thứ 10: Thích Ngộ Phương trả lời vấn đáp khóa tu Thiền Tứ Niệm Xứ

Các thiền sinh được nghe trả lời giải đáp các thắc mắc, nghi vấn trong quá trình thiền do ĐĐ. Thích Ngộ Phương hướng dẫn với các nội dung câu hỏi: 16 phép quán niệm hơi thở ? Làm thế nào để ngồi lâu mà không đau nhức ? Trên chánh điện có ba tượng Phật, mỗi tượng Phật có một tư thế ngồi khác nhau, xin được giải thích. Khi ngồi thiền, thân con không vững, thân nhiệt tỏa ra? Cứ ngồi thiền thì lại buồn ngủ, vì sao, có cách gì để khắc phục? Tầm, Tứ, Tưởng trong quá trình thiền tập mang đến hỷ và lạc? Làm cách nào chánh niệm trong mọi công việc?

Một ngày dành chọn cho ôn tập lại thiền, vừa được nghe chia sẻ thêm các phương pháp thiền đã mang đến cho các thiền sinh nhiều giá trị bổ ích.

Sadhu! Sadhu! Sadhu!

Khóa tu Thiền 10: Vì sao tôi khổ - NS. Thích Nữ Hằng Liên

Các thiền sinh có được cơ duyên  nghe Ni sư Thích Nữ Hằng Liên, Giảng sư Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM, Trụ trì chùa Hồng Trung Sơn, Đồng Nai. Ni sư là Tiến sĩ Phật học, Tiến sĩ Triết học tại Ấn Độ, có 14 năm học và tu thiền tại Ấn Độ. Ni sư có nhiều bài giảng về Phật pháp, đồng thời là tác giả và dịch giả của nhiều cuốn sách viết về Thiền Vipassana và dịch hai tác phẩm: Thiền Vipassana: Một Nghệ Thuật Sống- Thiền Sư S.N. Goenka-Thích Nữ Hằng Liên dịchỨng dụng thiền: Thiền Vipassana Tuyên Chiến Với Ma Tuý- Thích Nữ Hằng Liên dịch từ: Anonymous, Vipassana in the War against Drugs, (Narcotics Anonymous Programme), VRI.

Với bài pháp thoại: ‘’Vì sao tôi khổ’’ cái gì làm mình khổ? Làm sao để thoát khổ? Đức Phật đã trả lời đó là bài kinh đầu tiên của đức Phật giảng tại Vườn Lai, bài kinh Tứ thánh đế.

 Để trả lời được câu hỏi ‘’Vì sao tôi khổ’’ người tu tập muốn hướng tâm là muốn thay đổi cái khổ, mới có sự chịu khó thực hành trải nghiệm như thật để hiểu được Tứ thánh đế. Người tu tập phải thoát ra được hai yếu tố đầu tiên mà đức Phật đã chỉ ra cho chúng ta đó là hai sự thật: Không rơi vào cực đoan của sự hưởng thụ dục lạc, cũng không rơi vào cực đoan của khổ hạnh. Những ai muốn hiểu được Tứ niệm xứ để hiểu được câu ‘’Vì sao tôi khổ’’ thì người đó trước nhất phải thoát ra hai cực đoan này. Trong con đường tu tập không phải tu để được hưởng phước mà tu để thoát khổ. Cũng vậy, tu không phải để đầy đọa mình để làm cho cái thân này đau đớn hơn nữa (vì mình đã khổ rồi).

Tuy nhiên, bài Tứ thánh để chỉ giới thiệu một cách rất triết lý, rất logic nhưng đòi hỏi hành giả phải trải nghiệm sự thật một cách tường tận, hiểu rõ được nguyên nhân của nó và thoát ra khỏi trói buộc của nó. Lúc đó bài pháp Tứ thánh đế mới thành tựu.

Cái khổ chính là ở ngũ uẩn (chính mình) này mà ra, chính vì thế phải tự mình thoát ra không ai thoát dùm. Do đó phải đi con đường giải thoát mà chính đức Phật dạy. Vậy làm sao để thoát ? Thoát ra nó là chúng ta sẽ hạnh phúc ngay, đó là con đường Giới- Định- Tuệ là con đường để thoát khổ duy nhất.

Khóa tu Thiền lần thứ 3: THIỀN TỨ NIỆM XỨ - LẦN 3 - Sư Tăng Định

Trong khóa tu Thiền Tứ niệm xứ lần thứ 3, các thiền sinh được nghe pháp thoại, tháo mở các gút mắc trong lúc hành thiền, trải nghiệm hạnh phúc bây giờ và tại đây dưới sự hướng dẫn của Sư Tăng Định.

Phần pháp thoại, Sư đã đi sâu về lý thuyết cốt lõi căn bản để hiểu được phương pháp thực tập của thân và tâm. Khi ngồi thiền hãy đóng bớt 4 giác quan để tâm quay về trong thân. Thông thường tâm của con người từ khi mở mắt chào đời cho đến khi nhắm mắt, tâm luôn luôn hướng ra bên ngoài. Khi thực tập thiền Tứ Niệm Xứ là hướng tâm quay về bên trong, người ngồi thiền phải chọn cho mình đề mục để tâm quay về. Đề mục đó là hơi thở tập trung xung quanh hai ống mũi (vi tế). Hoặc là chọn đề mục chuyển động sự phồng xẹp qua nơi bụng (thô vì quá rộng).

Sư chọn đề mục ngày hôm nay là sự chuyển động phòng xẹp của nơi bụng để tập tâm, tu niệm tâm, niệm đề mục trên thân. Khi niệm như vậy là chúng ta đang sống trong giây phút hiện tại, tỉnh thức trong hiện tại.

Khi có chánh niệm, ánh sáng của chánh niệm sẽ giúp con người có tâm quân bình, có sự kiên nhẫn, chấp nhận cảm giác đau khổ hay hạnh phúc trên thân. Tập cách thay đổi các cảm thọ nơi thân, không cố xua đuổi hay gồng mình khi đau trên thân xuất hiện. Khi hiều rõ bản chất đau trên thân chúng ta không than vãn, không rên rỉ, không tìm cách đẩy cái đau đó đi bằng hai cách tiêu cực: Một là nhúc nhích, hai là gồng lên xua đuổi nó.

Sư đi xâu phân tích khái niệm đề mục vì các đề mục hơi thở, phòng xẹp sẽ đi theo chúng ta suốt cuộc đời. Thiền sinh mượn đề mục đó để tập cho thân có sự ghi nhớ, không quên. Có được kỹ năng đó trong ăn, trong nghe, trong thấy thì người đó đang sống trong chánh niệm, sống trong giây phút hiện tại, trong tỉnh thức, thoát khỏi năng lực tham và sân, thích, không thích, đẹp, xấu, ngon và dở.  

Thiền Tứ niệm xứ sẽ từng bước thay đổi quan niệm trong cuộc sống về hạnh phúc về đau khổ trong chính mỗi con người. Đức Phật đã dùng phương pháp thiền Tứ niệm xứ và Ngài đã thành Phật nhờ phương pháp thiền này.

Khóa tu Thiền 2: Phương pháp thiền Tứ Niệm Xứ 2 - Sư Tăng Định

Đây là lần thứ hai TS. Tăng Định lần lượt hướng dẫn từ lý thuyết đến thực hành Thiền Tứ niệm xứ và giải đáp các thắc mắc, nghi vấn mà các thiền sinh vướng phải trong quá trình tu học.

Buổi chia sẻ này Sư đã đi sâu về lý thuyết của thân và tâm với chủ đề: ‘"Thấy được ngon, dở, xấu, đẹp trong cái nhìn của thiền’’. Chủ đề này đươc Sư chia làm 3 bài với các nội dung chính xoay quanh chủ đề trên.

Tâm là gì? Tâm là sự hay biết, tâm là bất cảnh. Để nhận biết được tâm, hay biết tâm của mình, bắt được tâm mình đang làm gì, đang ở đâu? Chúng ta phải có kinh nghiệm để luôn luôn kéo tâm mình về mắt tai, mũi, lưỡi để quan sát nó, để thấy được nó, khi nó phản ứng thích hay không thích, bực mình hay không bực mình, phản ứng đó nhanh hay chậm chúng ta nắm bắt được nó, thấy được nó ở trên thân: ăn chỉ là ăn, nếm chỉ là nếm, vị chỉ là vị… muốn thấy được như vậy, chỉ có thiền quán Tứ niệm xứ và niệm lực của thiền quán mới đủ sức giúp cho các thiền sinh tỉnh thức trong từng oai nghi, giải quyết tâm bực mình, cảm giác dễ chịu sinh tâm dễ chịu( tâm thích). Từ đó quan niệm: ngon, dở, xấu, đẹp là một sự ô nhiễm.  

Sư cũng đặc biệt  lưu ý hai vấn đề trong lúc ngồi thiền đối diện với buồn ngủ, hôn trầm, dã dượi, mỏi mệt sau: i) Hãy kéo về hơi thở và quán sát lại oai nghi của thân đã quân bình hay chưa. ii) Thực phẩm ăn trong bữa đó chúng ta ăn có nhiều hay không.

Đây cũng là phần giải đáp câu hỏi sau 30 phút thiền tọa buổi sáng khi các thiền sinh rơi vào hôn trầm và phóng tâm.

Thiền Tứ Niệm Xứ - Phần 1: Quán Thân

Pháp thoại Thiền Tứ Niệm Xứ - Phần 1: Quán Thân do Thầy Nhật Từ giảng trong khóa tu Ngày An Lạc lần 15 tại chùa Giác Ngộ, ngày 19-03-2017.

Khóa tu Thiền 1: Phương pháp thiền Tứ Niệm Xứ - Sư Tăng Định

Các thiền sinh được cung đón Tỳ Khưu Tăng Định, Giảng sư Học viện PGVN TP. Hồ Chí Minh, Phó ban Nghi lễ TW GHPGVN, trụ trì chùa Kỳ Viên.

Thượng tọa đã chia sẻ bài pháp thoại với chủ đề: ‘’Phương pháp thiền Tứ Niệm Xứ’’ của đức Phật được trích trong bài kinh Đại niệm xứ.

Với những kinh nghiệm thiền và kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, bằng lời giảng chân thật, đơn giản, dễ hiểu, Thượng tọa đã phân tích tóm tắt các nội dung: i) Khái niệm ngôn ngữ Thiền trong kinh tạng Pali; ii) Quan niệm hạnh phúc và  đau, khổ, cứu khổ bằng giáo pháp Tứ niệm xứ; iii)  Quan niệm về Trí huệ.

Tu tuệ là trí tuệ phát sinh do sự trụ trì để phát triển tinh thần, khai mở trí tuệ, đó là hành thiền. Các giảng sư có thể giúp các bạn có Văn tuệ, Tư tuệ nhưng không thể giúp các bạn có Tu tuệ. Muốn có trí tuệ này bạn phải tự mình gặt hái lấy. Bạn phải hành thiền Bốn niệm xứ để có Tu tuệ

Sư cũng đi sâu phân tích hai khái niệm về hơi thở: mượn hơi thở để nắm bắt tâm, huấn luyện tâm, tập thiền là để tập tâm. Chỉ có tu thiền Tứ niệm xứ chúng ta mới thanh lọc được tâm. Từ một tâm đầy phiền não, ô nhiễm  nó điều khiển chi phối chúng ta trong mọi oai nghi, mọi hành động trong cuộc sống. Chúng ta từng bước tỉnh thức với chính mình, làm chủ tâm thức mình thì bình an hạnh phúc sẽ đến. Sư cũng nhấn mạnh rằng hạnh phúc đó không phải do sự cầu an mà có mà là do chính các thiền sinh phải tu tập hành thiền để có được định lực trong tâm và đối với thiền quán Tứ niệm xứ thì quả của nhân là tính và tấn.

Sư cũng giải thích cho các thiền sinh từ ý nghĩa của việc kết thúc một buổi giảng thiền bằng ba lần từ Sadthu(lành thay).! Sadthu! Sadthu!